Sẹo lõm được hình thành như thế nào?
Sẹo lõm (sẹo rỗ) là tổ chức nguyên bào sợi bị tổn thương ở lớp trung bì. Đặc biệt, khi làn da bị mụn trứng cá, thủy đậu hay rỗ… Các thương tổn gây ra ở các tổ chức collagen khá lớn, chúng làm cho quá trình tự làm lành vết thương của cơ thể bị ức chế, không thuận lợi và thiếu hụt các chất làm đầy collagen, acidhyaluronic, hậu quả là để lại sẹo lõm vĩnh viễn trên da.
Sẹo lõm có thể là vị khách không mời mà đến của tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Nhưng phổ biến nhất là từ lứa tuổi niên thiếu (từ 16) trở đi. Ở lứa tuổi này cơ thể sẽ có sự thay đổi rõ rệt, song song đó là sự rối loạn ở da, rất dễ bị mụn. Vì khi tuyến bã nhờn mở rộng trong giai đoạn tuổi dậy thì kéo theo sự sản xuất chất nhờn tăng lên, gây tắc nghẽn ở lỗ chân lông và mụn cũng dễ dàng có cơ hội hình thành và phát triển. Sau lành mụn là sẹo, và hình dạng của những vết sẹo ngày càng lộ rõ và sâu hơn theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời. Bởi lẽ, khi tuổi con người càng cao, quá trình oxy hóa tự nhiên sẽ làm cho các tế bào sợi mất dần khả năng sản sinh collagen, da mất đi độ đàn hồi, săn chắc, do đó sẽ trở nên ghồ ghề, chảy xệ và kém thẩm mỹ.
Dạng sẹo lõm này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2 – 5mm). Mật độ sẹo không cố định, tùy theo từng trường hợp, tuy nhiên thường xuất hiện ở trán, hai bên má và mũi (nơi trứng cá bọc thường xuất hiện). Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.
Còn sẹo lõm do mụn đầu đen thường xuất hiện ở hai bên má và cánh mũi mà người ta gọi là sẹo rỗ. Chính mật độ dày đặc này làm cho kết cấu da xunh quanh phải thích ứng, bảo vệ da bằng cách tự làm dày lên để đảm bảo độ vững chắc và bao phủ làn da. Vì vậy, những người có sẹo rỗ cũng sở hữu làn da bì, thô nhám.